nên mua máy ép trái cây loại nào

Máy ép trái cây là một thiết bị gia dụng rất phổ biến mà hầu như trong căn bếp nhà nào của gia đình Việt cũng đều sẽ có. Với những ai còn đang phân văn và băn khoăn không biết nên mua máy ép trái cây loại nào để phù hợp với nhu cầu sử dụng, cũng như khả năng kinh tế của gia đình thì hãy đọc bài viết dưới đây. Ở bài viết này, pepsiworld.com.vn xin giới thiệu Top những sản phẩm được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

nên mua máy ép trái cây loại nào

Máy ép trái cây là gì?

Máy ép trái cây hay còn gọi với tên tiếng anh Juicer là một loại máy chuyên dụng để lấy nước cốt từ các trái cây ăn quả và loại bỏ những phần xác còn dư thừa chỉ trong thời gian ngắn.

Cách thức hoạt động của máy rất đơn giản, chỉ cần cho trái cây và hoa quả ép nước vào máy, máy sẽ tự động ép từ trên xuống để lấy nước và tách phần nước, phần xác ra hai bên. Riêng với những máy ép bằng tay thì người dùng sẽ phải tốn công dùng ống đẩy để ép trái cây xuống mới có thể ép lấy nước.

Nguyên lý hoạt động

Sau khi lắp đặt các bộ phận của máy ép trái cây hoàn chỉnh, nếu như các thiết bị được đặt vị trí đúng thì lúc này mới có thể hoạt động. Đây là một cách nhà sản xuất bảo vệ an toàn cho người sử dụng. Bởi thông thường khi bạn lắp sai vị trí thì sẽ không khóa cố định hai bên được và máy không thể hoạt động.

Tiếp đó sau khi được cắm vào nguồn điện, bạn tiến hành cho trái cây, rau củ quả với kích thước phù hợp theo máy rồi tiến hành ấn nút ép (với máy tự động), riêng máy ép tay thì sau khi ấn nút bạn vừa phải dùng ống ép từ trên xuống. Tại phần lưỡi cắt, trái cây và rau củ sẽ được cắt nhỏ và vắt khô sau đó tách riêng phần nước và phần xác sang hai bên bình chứa.

Ưu nhược điểm của máy ép trái cây

Ưu điểm:

  • Ưu điểm lớn nhất của máy ép trái cây chính là có thể ép được nhiều loại trái cây và rau củ quả khác nhau như cà rốt, cà chua, cam, bưởi, táo, lê,…
  • Máy có công suất khá lớn từ 400W trở lên nên có thể ép được nhiều loại hạt khác nhau và cả những loại có vỏ cứng.
  • Máy sẽ tách biệt phần xơ và phần nước ra hai bên, giúp bạn tiện lợi có thể tận dụng phần xơ này để nấu những món súp hoặc món ăn khác.
  • Đảm bảo an toàn khi sử dụng nhờ tính năng tự ngắt sau khi hoạt động.

Nhược điểm:

  • Có kích thước khá lớn nên chiếm nhiều diện tích với những không gian bếp nhỏ hẹp
  • Tạo ra tiếng ồn khá to
  • Giá thành thường cao hơn so với những loại máy xay sinh tố cũng có thể dùng để làm nước uống
  • Công việc vệ sinh khá phức tạp và khó khăn nhất là bộ lọc mất rất nhiều thời gian.

Cách lựa chọn máy ép phù hợp nhu cầu

1. Hiểu rõ nhu cầu sử dụng

Đầu tiên, để xác định mua được máy ép trái cây phù hợp với nhu cầu sử dụng, bạn cần phải cân nhắc kỹ đến nhu cầu cần thiết, cũng như mức độ sử dụng đến máy. Nếu dùng để ép ly nước trái cây uống buổi sáng thì không cần thiết bởi chỉ một chiếc máy ép như vắt cam là được hoặc máy công xuất nhỏ. Còn nếu bạn có nhu cầu sử dụng đa dạng hơn thì nên chọn những máy có nhiều chức năng và công suất ép lớn hơn.

Việc bạn xác định được nhu cầu sẽ giúp chọn lựa chính xác và mua sản phẩm về không bị xà chỉ vài ba lần rất cất kho, như thế rất lãng phí tiền bạc và không gian.

2. Máy ép trái cây có giá bán bao nhiêu

Tiếp đến bạn cần cân nhắc đến điều kiện kinh tế của bản thân để lựa chọn mức giá thành phù hợp. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy ép trái cây không chỉ đa dạng về thiết kế, chức năng mà giá thành cũng rất phong phú. Thông thường các máy ép sẽ mức giá dao động trong khoảng từ vài trăm ngàn cho đến vài chục triệu.

  • Phân khúc giá rẻ dưới 400 trăm ngàn: là những máy ép ly tâm hoạt động bằng tay hoặc hoạt động như máy ép cam. Có điểm mạnh là giá thành rẻ và tốc độ ép nhanh nên thích hợp với những bạn có kinh tế thấp và nhu cầu sử dụng không phức tạp.
  • Phân khúc tầm trung có mức giá từ 400 đến 1 triệu rưỡi: sản phẩm đảm bảo đầy đủ các chức năng cần có cùng với đó là kiểu dáng đẹp mắt và sang trọng. Đây là mức giá khá được các gia đình lựa chọn sử dụng.
  • Phân khúc cao cấp có mức giá trên 1 triệu rưỡi: chất liệu máy cao cấp, kiểu dáng bắt mắt và đẳng cấp cùng với đó là chức năng và tiện ích đa dạng. Trong đó phải kể đến một số máy ép của các hãng như: Kuvings, Hurom, Panasonic hay Philips.

3. Kiểu dáng, thiết kế của máy ép

Nếu như căn bếp của bạn khá sang trọng và hiện đại, bạn nên lựa chọn những chiếc máy có thiết kế đẹp để tăng thêm tính trang trí. Còn nếu như bạn chỉ cần một chiếc máy có chức năng tốt, bền thì chỉ cần thiết kế gọn nhẹ và đơn giản là được.

4. Chất liệu các bộ phận

Khi lựa chọn máy bạn cần chú ý đến chất liệu của những bộ phận sau đây:

  • Khay chứa bã cần có kích thước lớn và chất liệu bền, an toàn với sức khỏe để quá trình hoạt động được liên tục và thuận tiện.
  • Chất liệu lưỡi dao cần làm bằng kim loại cao cấp không gỉ, cứng chắc và sắc bén để quá trình cắt được êm nhẹ và nhanh hơn.
  • Lựa chọn lưới lọc máy có chất liệu mềm mịn và dễ dàng vệ sinh để đảm bảo sức khỏe, cần chú ý không để biến dạng như các lưới sử dụng chất liệu là kim loại.

5. Dung tích bình

Tiếp theo nên cân nhắc đến số lượng thành viên trong gia đình, số lượng người cần phục vụ nước ép để lựa chọn dung tích của bình chứa. Bởi dung tích của máy ép sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sử dụng. Nếu như thành viên gia đình đông thì bạn nên chọn dung tích lớn để quá trình sử dụng được liên tiếp và ngược lại để tiết kiệm kinh phí.

6. Công suất hoạt động

Máy ép trái cây hiện có rất nhiều công suất hoạt động khác nhau, cũng tùy vào thành viên và nhu cầu sử dụng mà bạn hãy cân nhắc lựa chọn công suất lớn hoặc nhỏ.

7. Chế độ bảo hành

Một chiếc máy ép trái cây chính hãng sẽ có thời gian bảo hành trung bình từ 1 đến 2 năm, thậm chí có những sản phẩm của một số hãng có thời gian bảo hành cao hơn. Đặc biệt nên kiểm tra đến tem bảo hành, chế độ bảo hành và chính sách áp dụng đi kèm bảo hành.

8. Nguồn gốc xuất xứ

Hiện nay những sản phẩm hài nhái hàng giả của Trung Quốc khá nhiều, bạn cần kiểm tra kỹ nguồn gốc xuất xứ để tránh tiền mất tật mang. Đồng thời mỗi sản phẩm sẽ có hãng sản xuất khác nhau cũng như thuộc các nước khác nhau. Do đó bạn hãy lựa chọn kỹ nguồn gốc để cân nhắc về độ bền, vận hành, giá thành, thiết kế và những yếu tố đi kèm luôn liên quan đến tính thương hiệu nhất.

Các loại máy ép trái cây được sử dụng nhiều nhất

1. Máy ép trái cây Philips HR1811

Máy ép trái cây Philips HR1811 có thiết kế vô cùng tinh tế, sang trọng và hiện đại nhưng cũng khá đơn giản để mọi thành viên trong gia đình ai cũng biết cách dùng sản phẩm. Với công suất 300W máy được đánh giá khá mạnh và có thể ép mọi trái cây để lấy nước trong thời gian ngắn.

Ngoài ra máy còn tích hợp với chân đế bằng cao su có độ bám tốt để không bị trượt, không bị rơi vỡ để đảm bảo tính an toàn. Đặc biệt là còn có tính năng khóa 2 bên ngăn máy hoạt động nếu như chưa lắp đúng cách. Ngoài ra máy còn bổ sung tính năng tự ngắt an toàn đúng lúc để đảm bảo tuổi thọ được kéo dài.

Máy ép trái cây Philips HR1811

2. Máy ép trái cây Panasonic MJ-DJ01SRA

Máy ép trái cây Panasonic MJ-68MWRA có kiểu dáng và thiết kế với tone màu trắng mang lại sự nhã nhặn và nhẹ nhàng. Sản phẩm có dung tích khá lớn lên đến 600ml, giúp người dùng có thể chứa được nhiều nước ép trong 1 lần.

Ngoài ra các thiết bị tháo lắp rất dễ dàng để giúp vệ sinh máy được đơn giản hơn và nhanh chóng. Máy ép còn trang bị thêm khóa an toàn ở 2 bên, nhờ vậy đảm bảo tính an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.

Máy ép trái cây Panasonic MJ-DJ01SRA

3. Máy ép trái cây tích hợp 3 chức năng trong 1 Kuvings NJM-9010GR

Sản phẩm được tích hợp 3 chức năng trong 1 đó là: ép trái cây, cắt thực phẩm và xay sinh tố, vì vậy có thể giúp đầu bếp chế biến được nhiều món mà không phải sử dụng và rửa quá nhiều thiết bị. Đồng thời còn giúp bạn tiết kiệm được không gian bếp thay vì phải chứa tới 3 loại máy khác nhau như thông thường.

Tính năng nổi bật nhất của Kuvings NJM-9010GR là được trang bị 2 lưỡi dao xay và nghiền, cùng với đó là 1 lưỡi dao cắt 2 mặt được làm bằng kim loại cao cấp, độ sắc bén tốt và lâu mòn. Các dao đều có thể tháo rời và thay phiên nhau sử dụng một cách dễ dàng.

Máy ép trái cây tích hợp 3 chức năng trong 1 Kuvings NJM-9010GR

4. Máy ép trái cây tốc độ chậm Hurom HZ-SBE17

Máy ép trái cây tốc độ chậm Hurom HZ-SBE17 có thiết kế vỏ ngoài rất ấn tượng và đẹp mắt vì là sản phẩm được nhập khẩu từ Hàn Quốc. Sự nổi bật và cũng chính là ưu điểm lớn nhất của máy đó là khi hoạt động cực êm mà không ồn như máy khác.

Bởi tốc độ ép chỉ 43 vòng trên 1 phút, cùng với động cơ cảm ứng 1 pha AC và công suất chỉ với 150W nên rất an toàn cho người sử dụng. Ngoài ra, máy ép Hurom HZ-SBE17 còn có chính sách bảo hành lên tới 10 năm khiến người dùng sử dụng sản phẩm rất nhiều và cực yêu thích.

Máy ép trái cây tốc độ chậm Hurom HZ-SBE17

5. Máy ép hoa quả Misuko

Với lớp vỏ máy được làm từ nhựa ABS chất lượng cao, đảm bảo đã được kiểm duyệt về vệ sinh an toàn, cùng với đó là lưới lọc và dao ép hoàn toàn inox không gỉ, vì vậy người dùng có thể yên tâm về sự an toàn tuyệt đối.

Máy ép hoa quả Misuko có công suất 2 vòng ép là 11000 vòng/phút và 22000 vòng/phút. Nhờ đó bạn có thể chế biến một cách linh hoạt và dễ dàng. Đồng thời sản phẩm còn có giá thành khá rẻ nên được rất nhiều gia đình ưa chuộng.

Máy ép hoa quả Misuko

Chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn đọc một số loại máy ép trái cây được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong căn bếp của nhiều gia đình Việt. Mong rằng những thông tin này, sẽ giúp các bạn biết được nên mua máy ép trái cây loại nào để phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình và bản thân.