Lẩu luôn là món ăn được lựa chọn cho những dịp tụ tập ăn uống bởi tính nhanh gọn, dễ chế biến và rất giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, để nấu được một nồi lẩu ngon thì bạn cần có nước dùng ngon nữa. Tùy từng loại lẩu mà người ta sử dụng các loại gia vị nấu kèm khác nhau. Như chúng ta đã biết thì lẩu có nhiều loại: lẩu gà, lẩu cá, lẩu ếch, lẩu hải sản,..,tuy nhiều như vậy nhưng loại nào cũng ngon hết. Thật khó để chọn ra một loại lẩu để cho buổi tụ tập cuối tuần này nhỉ? Không sao, bài viết này sẽ giới thiệu cho các bạn món lẩu khác, mới hơn chút xíu để thay đổi không khí nhé, đó chính là món lẩu được làm từ thịt vịt.

Theo Đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn nên có tác dụng giải độc, thanh nhiệt và tiêu thủng rất tốt. Chính vì vậy, nếu chọn thịt vịt để làm nguyên liệu cho các món ăn mùa hè sẽ rất tốt cho sức khỏe của cơ thể.

Lẩu vịt thì có nhiều cách nấu, tùy theo từng vùng miền mà người ta thích ăn lẩu vịt được chế biến theo kiểu riêng mang đậm chất của vùng miền ấy. Vì tác giả là người miền Bắc nên bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách nấu lẩu vịt miền Bắc nhé. Các bạn ở những vùng miền khác có thể tham khảo xem cách nấu lẩu vịt miền Bắc nó có khác gì với cách nấu của miền Nam hay miền Trung không nhé.


Nguyên liệu cho món lẩu vịt miền Bắc

  • 1 con vịt khoảng 1.5kg
  • Măng chua: 500 gram
  • Dừa: 3 quả
  •  Gừng, tỏi, hành
  • Đậu phụ: 2 hộp
  • Váng đậu: 1 túi
  • Gia vị: tiêu, muối, đường, bột ngọt, rượu trắng, ớt, sa t
  • Rau ăn kèm: rau muống, cải thảo, nấm các loại

Cách nấu lẩu vịt miền Bắc

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Để có món lẩu vịt ngon thì khi đi chợ chúng mình phải chọn được con vịt ngon. Vịt ngon là những con không quá non vì khi non quá thịt sẽ bị nhão, còn già thì ăn khổ lắm vì dai :D, vịt non thì mỏ thường to, vịt già thì mỏ nhỏ và cứng, nên chọn vịt đực sẽ ngon hơn vịt cái, vịt ngon là những con ức tròn, da cổ và da bụng dày, mọc đủ lông (điểm mút của 2 cánh vừa đủ đan chéo nhau). Còn nếu vịt làm sắn nên chọn những con da bụng dày, ấn vào da thấy độ đàn hồi tốt là vịt tươi ý. Vịt mua về làm sạch, bí quyết để khử mùi hôi của vịt là xát vào mình vịt 1 bát rượu trắng, muối, và gừng rùi rửa lại thật sạch bằng nước lạnh.
  •  Đợi vịt đã ráo nước rùi, chúng mình sẽ chặt vịt thành những miếng nhỏ và ướp cùng 1 thìa nước mắm ngon, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa tiêu, 1 thìa hành khô và 1 thìa gừng băm và đeo bao tay vào trộn đều cho các nguyên liệu được ngấm vào mình vịt.
  • Măng chua các nàng thái mỏng, luộc 2 lần cho ra hết vị hăng và để ráo nước. Tiếp đến, cho dầu ăn lên chảo, sau đó trút măng vào xào sơ, khâu này giúp măng được ngấm gia vị và khi ăn măng sẽ mềm hơn, không bị cứng
  •  Đậu phụ thái nhỏ.
  • Các loại rau ăn kèm bao gồm: rau muống, cải thảo, nấm các loại rửa sạch và để ráo nước

Bước 2: Cách nấu lẩu vịt miền Bắc

  • Cho nồi lẩu lên bếp, cho khoảng 1 muôi cỡ vừa dầu ăn vào chảo, đợi dầu nóng già thì trút 2 thìa tỏi băm vào phi thật thơm.
  • Sau đó trút thịt vịt vào xào cho săn, đảo nhanh tay trên lừa vừa nhé, khi thịt vịt đã săn rùi các nàng cho sa tế vào, vì là món lẩu vịt măng cay nên mình thường cho nhiều sa tế 1 chút, nhưng cái này cũng có thể điều chỉnh cho phù hợp với khẩu vị của từng gia đình nha.
  • Tiếp đến cho khoai môn và nấm hương vào xào, đảo đều tay để gia vị được thấm đều lên vịt.
  • Sau đó, từ từ đổ nước dừa xiêm và nước lạnh vào đến khi thấy ngập mình vịt là được, bật lửa to cho đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa ninh liu riu khoảng 1 giờ đồng hồ để thịt vịt được mềm và nước dùng lúc này cũng rất ngọt rùi đó.

Việc cuối cùng là trút phần măng đã xào và phần đậu phụ thái nhỏ vào, thêm váng đậu vào ( nếu thích) và đặt lên bếp từ dùng nóng, nhúng lẩu cùng các loại rau nấm đã được rửa sạch.