Đúng như cái tên của mình, lẩu hải sản kiểu Thái bắt nguồn từ đất nước Thái Lan xinh đẹp và mến khách. Là một đất nước giáp biển nên hải sản đối với quốc gia này được coi như một nguồn sống thiêng liêng. Và theo thời gian, lẩu hải sản dần được hoàn thiện và trở nên hoàn hảo như ngày hôm nay.

Vẫn là một nồi lẩu thơm ngon như vậy, thế nhưng khi được đưa về Việt Nam, các đầu bếp cũng đã phải thay đổi một chút hương vị của nó. Một phần là bởi khẩu vị khác biệt, phần còn lại là do các nguyên liệu phù hợp với mỗi vùng khí hậu. Ở Thái, thành phần chính của lẩu Thái là riềng, sả, chanh Thái và nước dừa trong khi đó, ở Việt Nam, chúng ta lại sử dụng sả, cà chua, me, ớt và độ ngọt của hải sản làm nguyên liệu chính. Đây cũng là những chi tiết nhỏ khiến lẩu hải sản có thể phù hợp với tất cả mọi người.

Vào những ngày trời mưa se lạnh, có một nồi lẩu hải sản kiểu Thái đặt trước mặt thì còn gì tuyệt vời hơn nữa. Hương vị cay nồng, chua chua đầy kích thích của món lẩu thái đã làm món ăn này trở nên rất quen thuộc đối với biết bao người. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách nấu lẩu hải sản kiểu Thái ngon đúng vị, cùng tham khảo nhé.

Nguyên liệu cho món lẩu hải sản kiểu Thái

  • Tôm tươi: 500 gram
  • Nghêu: 500 gram
  • Ghẹ: 2 đến 3 con
  • Mực ống: 500 gram
  • Cá bớp: 500 gram
  • Xương heo: 500 gram
  • Tôm nõn hoặc tôm khô: 200 gram
  • Nấm rơm: 100 gram
  • Nước cốt dừa
  • Chanh tươi: 2 quả
  •  Cà chua chín: 3 quả
  •  Sả: 6 cây
  •  Ớt tươi: 3 trái ớt cay và 1 trái ớt chuông ngọt
  •  Lá chanh
  •  Riềng: 1 củ
  •  Hành tím: 2 đến 3 củ
  •  Tỏi ta: Nên lựa chọn tỏi ta để món ăn được thơm hơn.
  • Dầu ăn: Nên lựa chọn dầu olive để cơ thể bạn có thể hấp thụ các chất béo bão hòa tốt hơn.
  • Gia vị: Muối, nước mắm, bơ, đường,..
  • Một số loại rau ăn kèm: Mồng tơi, rau muống, rau cải,…

Các bước để nấu món lẩu hải sản kiểu Thái

 Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Xương ống rửa sạch, đun sôi nước thả xương ống vào đun sôi cho nổi các bọt đen, vớt ra xả lại với nước rồi đem ninh nhỏ lửa, nước dùng sẽ rất trong
  • Tôm bóc vỏ, chẻ lưng rút bỏ phần chỉ đen.
  • Mực thái khoanh tròn hoặc thái miếng rồi khía vẩy rồng, xếp ra đĩa.
  • Đối với ngao: bạn rửa sạch thật kỹ, sau đó ngâm ngao với một chút nước pha muối loãng hoặc nước gạo, cắt 1 chút ớt tươi thả vào nước rồi khuấy đều (mục đích để ngao nhả ra các tạp chất trong cơ thể chúng), ngâm khoảng 20 – 30 phút nhé, sau thời gian đó mang ra rửa lại thật sạch
  • Đối với ghẹ, ngâm nước muối loãng để ghẹ nhả hết cạn bẩn ra, sau đó rửa sạch và tách mai riêng ra.
  • Rửa sạch, bỏ cuống cà chua rồi thái nhỏ hình múi cau.
  • Lột bỏ phần vỏ già bên ngoài của sả, đập dập rồi cắt khúc.
  • Cắt dọc ớt rồi dùng mũi dao loại bỏ hạt ớt, rửa sạch.
  • Rửa sạch rồi thái lát củ riềng
  • Rửa lá chanh với 2 lần nước, để ráo rồi thái đôi
  • Bóc vỏ hành tím và tỏi ta. Đập dập

 Bước 2: Cách thực hiện

  • Bắc chảo lên bếp cùng một chút dầu ăn, vặn lửa to vừa cho nóng dầu rồi cho hành tỏi vào chảo, phi thơm.
  • Tiếp tục cho sả, ớt, lá chanh và riềng vào chảo, đảo thật đều tay.
  • Cho tôm nõn vào chảo, đảo đều tay cho tôm săn lạ
  • Cho thêm cà chua vào chảo. Tiếp tục đảo đều cho cà chua nhừ
  • Cho sa tế vào hỗn hợp trên rồi đảo khoảng 3 phút cho ngấm đều
  • Cho lại hỗn hợp và nồi cùng nướng xương ninh đã chuẩn bị từ bước 1
  • Thêm vào nồi ½ thìa muối tinh, 4 thìa nước mắm cốt, 2 bát nước cốt dừa, nước 1 cốt chanh.
  • Vặn to lửa cho nồi nước sôi lên
  • Cho vào nồi hành tây thái nhỏ, ớt và hành lá.
  • Đợi khi sôi là bạn có thể thưởng thức với hản sản, các loại rau cùng bún hoặc mì.