Nói đến cua đồng chắc hẳn không còn xa lạ với chúng ta nữa đúng không nào, nhất là đối với các bạn ở nông thôn có nhiều đồng ruộng thì cua đồng có lẽ còn gắn liền với cả một tuổi thơ nữa cơ. Cua đồng là món ăn bổ dưỡng, dân dã ở các vùng quê và thành thị Việt Nam với món canh cua, đây là món canh giải nhiệt, kích thích ăn uống, dễ tiêu hóa, phù hợp với những ngày hè oi nóng. Đặc biệt là món canh riêu cua. Cua đồng là thực phẩm tự nhiên, nguyên liệu dân dã, nhưng lại nấu được nhiều món ăn vừa hấp dẫn, ngon miệng và lại rất bổ dưỡng. Ngoài ra thì cua đồng còn là một bài thuốc có tác dụng sinh phong liền gân nối xương, dùng trị nhiệt tà, bạt độc, trừ ghẻ lở và máu kết cục.

 


Ngoài các món ăn thông thường với cua đồng vừa kể trên thì hôm nay, bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách nấu một món ăn khác, lạ hơn chút, cũng với cua đồng, đó là món lẩu cua đồng mồng tơi.

Những ngày cuối hè đầu thu là lúc cua đồng béo và ngon nhất. Chúng ta chọn cua để ăn vào lúc này là tuyệt nhất đó. Bổ dưỡng, lạ miệng và dễ nấu, còn chần chừ gì mà không tập tành nấu lẩu cua đồng mồng tơi ngay để cả gia đình có thể quây quần bên bếp lẩu, vừa thưởng thức vị cua ngon ngọt vừa trò chuyện thì còn gì tuyệt vời hơn nữa đúng không nào. Bài viết này sẽ giúp các bạn làm được điều đó, cùng tham khảo nha.

Nguyên liệu nấu món lẩu cua đồng mồng tơi

  • Cua đồng: cua tươi( 700g), gạch cua đóng hộp(500g)
  • Rau mồng tơi: 2 mớ
  • Rau ăn kèm khác: rau muống, rau lang và các loại rau khác tùy theo sở thích gia đình
  • Lá gừng: 1 nhánh nhỏ
  • Hành lá: 50g
  • Hành tím: 1 củ
  • Cà chua: 3 quả
  • Đậu hũ: 3 miếng
  • Bún tươi/bánh đa khô/miến: Tùy vào số lượng người ăn
  • Nước: 2 lít
  • Hạt nêm: 3 thìa canh
  • Nước mắm: 2 thìa canh
  • Bột ngọt: 1 thìa cà phê
  • Dầu ăn: 2 thìa canh

Cách nấu món lẩu cua đồng mồng tơi

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Đối với cua còn sống (cua tươi) bạn hãy rửa chúng với nước lạnh để chúng nhả hết bùn đất, rửa đến khi thấy nước trong thì dừng lại. Đổ tất cả vào một chiếc rổ rồi xoay vòng chiếc rổ thật nhanh để chúng bị “say” và không thể bò ra ngoài.
  • Tiếp theo bạn tách bỏ phần yếm của chúng bỏ đi. Sau đó lại tách phần thịt cua ra khỏi phần mai. Bạn có thể giã hoặc xay bằng máy xay đều được. Tuy nhiên nếu có thời gian bạn hãy giã cua, như vậy chắc chắn sẽ có thành phẩm ngon hơn. Phần mai cua có chứa gạch bên trong, phần gạch này rất béo và thơm, nên bạn không được bỏ đi đâu nhé. Hãy dùng một chiếc tăm nhọn, nhẹ nhàng lấy phần gạch ở tất cả phần mai ra và cho chung vào một cái bát nhỏ.
  • (Cách giã cua: Phần thịt cua bạn cho vào cối và dùng chày giã nhỏ, sau đó bạn cho cua đã giã vào một nồi nước khoảng 500ml. Sau đó bạn lọc phần nước này qua rây, giữ lại phần nước, còn phần bã cua thì cho vào chày và đâm tiếp, sau đó lại cho vào nước, lặp đi lặp lại cho đến khi bã cua thật nhỏ và bạn lấy đủ 2 lít nước.
  • Cách xay cua: cách này rất đơn giản, bạn chỉ cần cho cua vào máy xay và xay nhỏ. Sau đó đổ ra nồi, rót nước vào, sau đó lại dùng rây lọc bã, lặp đi lặp lại cho đến khi lấy đủ 2 lít nước. Đối với cua bạn mua đã xay sẵn thì cách lọc lấy nước cũng tương tự.)
  • Mồng tơi, rau muống, rửa sạch, để ráo nước
  •  Lá gừng rửa sạch, thái nhỏ
  • Cà chua rửa sạch với nước rồi bổ múi cau.
  • Hành khô bóc vỏ, rửa sạch với nước rồi băm nhuyễn.
  •  Hành lá cắt bỏ gộc, rửa sạch, để ráo nước rồi thành từng khúc.
  • Rán đậu hũ: Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể mua đậu hũ đã rán sẵn ở bên ngoài. Tuy nhiên nếu tự tay rán ở nhà thì vẫn sẽ ngon và đảm bảo hơn đúng không. Đậu hũ thái quân cờ vừa ăn sau đó rán vàng, không nên chiên giòn quá nhé, vì khi nhúng vào lẩu cũng sẽ bị mềm mà thôi. Chúng ta cần rán đậu vì nếu dùng đậu hũ sống nhúng vào lẩu sẽ rất dễ bị nát, ăn sẽ không ngon.

Bước 2: Cách nấu món lẩu cua đồng mồng tơi

  • Đặt nồi nước lọc cua lên bếp, bật lửa lớn, vừa nấu vừa dùng đũa khuấy đều. Khi thấy nồi bắt đầu ấm lên thì giảm nhỏ lửa, đậy vung nhưng để hé một chút để tránh bị trào khi nấu.
  • Bếp bên cạnh bạn bắc một chiếc chảo lên, cho dầu vào phi thơm hành băm, sau đó cho gạch cua vào đảo qua rồi nhanh tay trút vào nồi nước lọc cua. Bạn sẽ có nồi nước lẩu có màu vàng óng ánh, lại thơm nhờ gạch cua đấy.Sau đó bạn nêm nếm các loại gia vị (nước mắm, hạt nêm, bột ngọt) vào cho vừa miệng, rồi cho cà chua, đậu phụ và lá gừng vào và tắt nếp.

Lưu ý khi nấu lẩu cua đồng mồng tơi

Để món lẩu được ngon nhất, hãy chọn mua cua đồng tươi. Khi tự xay/giã cua đồng, vừa đảm bảo an toàn vệ sinh lại lấy được phần nguyên chất nhất. Khi mua cua đồng, đầu tiên hãy tìm kiếm những con cua đồng còn sống, không lấy những con đã bị chết. Dấu hiệu nhận biết những con cua chắc khỏe đó là khi bạn thử chạm tay vào nó, nó sẽ động đậy, thậm chí phản xạ nhanh cắn vào tay bạn, khi ấn tay vào yếm cua thì thấy không bị lún đó là con cua chắc. Nó còn phải có thân to, mập mạp.

Tuy nhiên cua đồng khá bé, nên bạn không thể nào lựa chọn từng con được và cũng chẳng mấy người bán cho phép bạn làm như thế. Cách tốt nhất đó là hãy quan sát tổng quát và thử một vài con rồi mua cả mớ, khi mua về hãy loại bỏ những con bị chết đi. Đối với cua đồng tươi bạn cần mua 700g. Một lưu ý nhỏ cho bạn để có thể nấu lẩu cua đồng mồng tơi ngon nhất, đó là bạn nên chọn cua vào đầu tháng hoặc cuối tháng, vì lúc này thịt cua nhiều thịt, béo và thơm nhất.

Thế nhưng nếu bạn thành phố, không phải lúc nào bạn muốn ăn cũng có thể mua cua đồng tươi được. Chính vì vậy, giải pháp chính là bạn phải mua loại cua đồng đã xay được đóng gói sẵn. Đối với cua đồng đã xay, bạn cần mua khoảng 500g.